Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0937.006.477
Hotline: 0937.006.477

Nguyên tắc thiết kế không gian nội thất đẹp cho gia đình

Việc thiết kế không gian nội thất đẹp cho gia đình là một trong những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính kỹ lưỡng, cẩn thận ở mức cao nhất. Không giống như việc thiết kế từng mẫu nội thất độc lập, việc hoàn thiện ở mức tổng thể sẽ xuất hiện các những yêu cầu khó hơn với tính liên kết, thẩm mỹ, công năng, sự tiện nghi vô cùng chặt chẽ. Toàn bộ quá trình này sẽ luôn phải tuân thủ theo những nguyên tắc thiết kế không gian nội thất đẹp để tránh những sai sót không đáng có.

5 nguyên tắc thiết kế không gian nội thất đẹp cho gia đình

Nguyên tắc 1: cân bằng đối xứng

Tính cân bằng được nhắc đến trong không gian nội thất đẹp cho kiến trúc nhà ở chính là cân bằng trên mọi yếu tố: màu sắc, ánh sáng, chiều cao, chiều rộng, cấu tạo không gian. Còn đối với tính đối xứng là sự hài hòa giữa các chi tiết, họa tiết trong tổng thể không gian. Nguyên tắc này sẽ được phân chia thành 3 kiểu khác nhau:

+ Cân bằng đối xứng chính thức: mọi thứ sẽ được chia đều về hai bên, khi bước chân vào bạn sẽ nhận ra luôn là bên này nội thất như nào và bên kia ra sao.

+ Cân bằng đối xứng không chính thức: hay còn gọi là sự bất đối xứng, tính bất đối xứng này không chỉ là về mặt tổng thể không gian mà còn trên mọi yếu tố về màu sắc, ánh sáng, đường nét, hình thù.

+ Cân bằng đối xứng Radial: còn gọi là đối xứng xuyên tâm hiểu một cách đơn giản thực hiện theo cách này bạn cần tạo được một điểm trung tâm và các chi tiết được tỏa ra từ điểm này.

Nguyên tắc 2: nhịp điệu

Nguyên tắc nhịp điệu trong thiết kế không gian nội thất được hiểu là sự lặp đi lặp lại của mô hình, sự tương phản,… ít nhất là ba lần trong cùng không gian, mặt phẳng. Bạn có thể tạo ra tính nhịp điều bằng cách sử dụng màu sắc, hình dạng hay bố cục giống nhau tại các khoảng thời gian khác nhau. Nguyên tắc nhịp điệu khi được vận dụng sẽ tạo thành một dòng chảy êm đềm cho tầm nhìn, đố có thể là sự hài hòa nhưng đôi khi sẽ là những điểm nhấn đầy ấn tượng.

Nguyên tắc 3: nhấn mạnh

Ngay kể cả ở những không gian nội thất hiện đại, đơn giản thì tính nhấn mạnh vẫn được cần đảm bảo. Nếu thiết đi sẽ khiến tổng thể trở nên đơn điệu và nhàm chán. Bạn có thể hình dung nguyên lí này trong các bức tranh các táo phẩm hội họa sẽ luôn có một điểm nhấn mạnh nhất, đó không chỉ là linh hồn của tác phẩm mà là điểm sáng nhằm thu hút sự chú ý. Cũng như vậy trong thiết kế nội thất cũng cần tạo một điểm nhấn để tạo ra ấn tượng cũng như đặc sắc riêng để phân biệt với các không gian, kiểu dáng khác.

Nguyên tắc 4: tương phản

Mang đến tác dụng rất hữu ích như tạo sức hút, sự phân cách giữa các không gian. Tính tương phản có thể thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Màu sắc (nóng – lạnh); Đường nét (thẳng – cong, ngang – đứng); Hình khối (đặc – rỗng, lớn – nhỏ); Chất liệu (mịn – khô ráp); Không gian (rộng – hẹp);… mỗi một sự tương phản sẽ đều hình thành nên những bố cục, không gian khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng cần phải tính toán một cách chuẩn xác nếu không sẽ rất tạo sự rối mắt và tầm nhìn sẽ hạn hẹn.

Nguyên tắc 5: tỷ lệ

Điều này cần phải kết hợp nghiên cứu kĩ qua nhân trắc học trong thiết kế nội thất giữa quy mô và kích thước của một đối tượng khi đặt trong cùng một không gian. Nếu như để các mẫu nội thất có kích thước lớn trong không gian nhỏ hoặc ngược lại sẽ làm mất đi sự hài hòa và gây ra sự bất tiện. Thông thường các nhà thiết kế sẽ áp dụng tỷ lệ 1/3 đó được coi là tỷ lệ đẹp. tỷ lệ “vàng” để thiết kế nội thất và dịch chuyển không đáng kể.