Nhiều người đặt câu hỏi liệu ở Việt Nam có trà đạo hay không? Nghệ thuật uống trà của người Việt có những gì độc đáo? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin mách bạn vài mẹo nhỏ bỏ túi những thông tin hay liên quan đến Nghệ thuật pha trà, uống trà theo văn hóa uống trà Việt Nam nhé.
- Lựa ấm sứ hoặc ấm thuỷ tinh có miệng rộng thì lòng ấm rộng để nhiệt thoát nhanh không làm “cháy” trà và dễ vệ sinh.
-
1. Văn hóa uống trà của người Việt Nam
Khởi nguồn văn hoá uống trà của người Việt
Văn hóa uống trà của người Việt có thể nói đã có từ lâu đời, không thể nói rõ văn hóa này bắt nguồn từ thời điểm nào nhưng từ những câu truyện cổ tích xa xưa ta đã thấy được hình ảnh ấm trà xuất hiện.
Hiện tại, ở những vùng núi cao như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Pà Cò (Hoà Bình), Tà Xùa (Sơn La), Cao Bồ (Hà Giang) người ta vẫn đang thu hoạch những búp trà trên những cây trà có tuổi thọ lên tới 600 năm tuổi.
Những vùng trà Việt Nam
Đất nước Việt Nam tươi đẹp được thiên nhiên ưu ái với những vùng đồi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu để có thể trồng ra những cây trà tươi ngon, đậm vị.
Tây Bắc
Tây Bắc giống như một cái nôi của những giống trà ngon ở Việt Nam. Nằm ở miền núi cao, quanh năm mát mẻ với hàng trăm nghìn cây trà tươi xanh được trồng mỗi năm và cho ra những búp trà đặc biệt với hương vị không thể nhầm lẫn.
Thái Nguyên
Được xem là vùng canh tác lớn nhất phía Bắc, nổi tiếng với đồi trà Tân Cương sản xuất ra loại trà nõn tôm cao cấp, là những giống trà lá nhỏ, sợi trà cong như móc câu, có vị chát đượm, đậm đà.
Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Vùng đất bazan màu mỡ, khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm chính là điều kiện thuận lợi giúp cây trà nơi đây phát triển tốt. Bảo Lộc được xem như “kinh đô trà” của Việt Nam với dòng trà ướp hương và trà olong đặc biệt.
Hà Nội
Hà Nội tuy không nổi tiếng như một vùng trồng trà nhưng nơi đây góp vào văn hóa trà Việt những giá trị độc đáo, đặc sắc. Đây là nơi phát triển dòng trà ướp hương sen phủ Tây Hồ cầu kỳ, mộc mạc, tinh tế.
Cách uống trà bình dị, mộc mạc
Văn hóa trà Việt tuy chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng vẫn có nét riêng đặc trưng, khác biệt so với văn hóa trà Trung Quốc hay văn hóa trà đạo cầu kỳ của Nhật Bản.
Phong cách thưởng trà của người Việt mang những nét bình dị, mộc mạc, gần gũi, chứa đựng nhiều tình nghĩa thân thương giữa những người anh em họ hàng, bạn bè thân quen, bà con xóm làng.
Gần như bất cứ nơi đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh ấm trà, ly trà từ trong không gian sinh hoạt, hàng quán và nơi lao động của con người Việt Nam. Những ly trà xanh mát rượi dưới hiên nhà trong những buổi trưa hè, chén trà nóng trên bàn gỗ vào những ngày đông lạnh giá.Người Việt mời nhau chén trà rồi bình tâm ngồi trà đàm, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự hay đơn giản là giải lao, cùng nhau nói chuyện vui cùng chén trà sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Các loại trà phổ biến của Việt Nam
Tại Việt Nam có ba loại trà phổ biến và đặc trưng gồm trà tươi, trà khô, trà hương.
Trà tươi
Trà tươi là những lá và búp chè tươi được hái trên cây trà, đem rửa sạch rồi hãm trong nước ấm rồi thưởng thức.
Trà khô
Những búp trà tươi được thu hoạch được đem về hong cho khô, sau đó vò chè và đem đi sao cho khô cong lại.
Trà hương
Đây là loại trà đặc trưng của Việt Nam bởi trà được ướp với nhiều loại hoa thơm, đặc trưng tại Việt Nam. Trà thường được ướp hoa trước và đóng gói sẵn để dễ dùng. Các loại trà hương đặc sắc nhất phải kể đến trà sen, trà lài, trà ngũ hương và trà hoa sứ.
Phong cách uống trà Việt
- Nhất thủy: Chính là phần nước để pha trà, nước thường là nước mưa hứng ở giữa trời, nước lấy từ các con suối thiên nhiên hoặc lấy từ nước giếng sâu. Nước sẽ được đun bằng than đến khi sôi sủi tăm để không làm mất đi mùi vị của trà.
- Nhì trà: Là loại trà được chọn để uống, người uống trà thường chọn trà đủ 5 tiêu chí (gọi là ngũ quý): sắc, thanh, khí, vị, thần. Trong đó, “thần” để chỉ sự lôi cuốn của trà đối với người thưởng thức – là yếu tố quan trọng nhất.
- Tam bôi: Là chén uống trà, các loại chén hạt mít, chén mắt trâu hay được dùng để uống và thưởng trà. Trước khi rót trà cần phải tráng qua nước sôi để làm nóng và tẩy vệ sinh.
- Tứ bình: Là ấm pha trà. Có nhiều kiểu bình khác nhau tùy theo các thưởng trà độc ẩm, song ẩm hay quẩn ẩm. Trước khi pha trà cần phải rửa trà bằng một ít nước sôi, sau đó đổ đi rồi mới hãm trà để cho trà nở đều và mang đậm hương vị nhất.
- Ngũ quần anh: Tức là bạn trà, các cụ ngày xưa thường ngồi uống trà vào hàng chiếu trên của các bậc thi sĩ, để đàm đạo và thưởng thức trà cùng nhau.
2. Nghệ thuật pha trà Việt – trà Thái Nguyên
Để trà uống thơm ngon bạn cần phải biết cách pha trà đúng chuẩn theo nghệ thuật pha trà của người Việt ta
Bước 1: Làm nóng ấm chén
Trước tiên, để pha trà bạn cần phải làm nóng ấm, chén, bằng cách này giúp ấm, chén được vừa tráng sạch và khi pha trà hương vị trà sẽ giữ được lâu.
Bước 2: Đong trà
Đối với ấm trà 300ml bạn đong vào 8gr trà khô rồi rót từ từ và nhẹ nhàng nước nóng vào.
Bước 3: Đánh thức trà
Bạn rót hết nước vừa cho vào ở bước trên ra ngoài, thao tác này được gọi là đánh thức trà, giúp trà sạch hơn và loại bỏ bớt vị chát của trà
Bước 4: Hãm trà
Tiếp tục rót nhẹ nhàng nước nóng vào ấm trà, đậy nắp và để yên hãm trong 20 – 25 giây.
Bước 5: Rót trà
Bạn rót đều nước trà ra các chén rồi thưởng thức hương vị thơm ngon của trà.
Mẹo pha trà thơm ngon, đúng chuẩn
- Đối với trà cánh nhỏ như trà Thái Nguyên, nhiệt độ nước pha trà không được là 100 độ C. Nhiệt độ dao động khoảng 75 – 90 độ, vì đây là loại trà nhạy cảm với nhiệt độ cao.
- Nếu muốn thay đổi vị trà (đậm, nhạt) thì căn chỉnh lượng trà, không được chỉnh lượng nước và thời gian hãm trà.
- Lựa ấm sứ hoặc ấm thuỷ tinh có miệng rộng thì lòng ấm rộng để nhiệt thoát nhanh không làm “cháy” trà và dễ vệ sinh.
3. Nghệ thuật thưởng trà
Để pha được một ấm trà ngon đòi hỏi sự tỉ mỉ và có kỹ năng trong từng thao tác, từ bước chọn búp trà tươi ngon nhất đến cách pha trà làm sao để có được những tách trà dậy mùi trà thơm, thanh mát và vị không bị quá chát nồng.
Cách dâng trà và thưởng trà
Dâng trà đúng cách là ngón giữa đỡ đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén, hành động này được gọi là “Tam long giá ngọc” (ba con rồng đỡ viên ngọc). Người rót trà và người uống đều phải cung kính cúi đầu chào nhau.
Thưởng trà đúng cách phải cảm nhận từ cảm giác với sự ấm nóng của chén trà trong lòng bàn tay. Cảm nhận mùi thơm trà thơm ngát bằng cách nâng lên mũi cảm nhận, tiếp đó mới nhấp từng ngụm trà nhỏ. Từ từ nhâm nhi để cảm nhận được chút đắng, chút chát và vị ngọt thanh nơi cổ họng.
Thời điểm thưởng trà
Để thưởng thức được trọn vị ngon của trà bạn cần chọn thời gian bản thân muốn tĩnh tâm, lòng thanh thản, không có nhiều điều xô bồ vây quanh. Khi bạn thật sự dành thời gian để uống trà bạn sẽ cảm nhận được vị chát tại đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng, hơn cả đó là giúp bạn được bình tâm hơn.
Hình thức thưởng trà
Trong nghệ thuật uống trà của người Việt có 3 cách thưởng trà: độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), và quần ẩm (nhiều người) vừa thể hiện văn hóa thuần chất của mình đồng thời vừa có những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vị thế của việc thưởng trà.
Xem thêm
Văn hóa uống trà của người Việt là một văn hóa độc đáo mang đậm tính cách con người Việt Nam bình dị, chân tình. Với những thông tin mà Điện máy XANH cung cấp mong rằng bạn phần nào hiểu được về trà đạo Việt Nam và nghệ thuật pha trà, uống trà độc đáo.
Cùng nhau ngồi vào bàn nhâm nhi ly trà bạn thích cùng bạn tâm giao nhé https://gh2furnitures.com/product/bo-suu-tap-cac-mau-ghe-cafe-thinh-hanh/